Tôi nhớ mùa thi ĐH 2013 có câu chuyện 2 cha con bác Toán ở Thanh Hóa cùng đi thi đại học làm nhiêu người trầm trồ cảm phục.
Tôi cũng cảm phục quyết tâm học đại học ở tuổi 53 của bác. Tuy nhiên càng đọc kỹ tôi càng tiếc. Bác đi thi phần lớn là vì con. Con trai đầu, anh Tĩnh từng là sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội, rồi học không thấy hợp, bỏ ĐH Bách khoa, chuyển sang thi Học Viện Quân y. Học HV Quân Y được một thời gian lại bỏ dở.
Bác kể: “vài năm nay, thi thoảng lại giật thót mình khi nhận được giấy báo nhập học của các trường. Thì ra, con trai giấu bố mẹ đi thi lại đại học, bỏ hết trường nọ đến trường kia”.
Tiếc cho bạn Tĩnh, tiếc cho công sức của người cha kỳ công ép mình và ép con học. Bởi vì tôi cũng thế, và bạn bè tôi cũng nhiều người y chang thế.
Tôi học chuyên Toán từ nhỏ, vì ba nói học khối A mới có nhiều trường để lựa chọn mà thi, còn khối C ít lắm. Rồi tôi thi sư phạm bằng khối A, đi thực tập cũng đạt 10. Nhưng không hiểu sao khi đi dạy học tôi cứ nhanh chán, cứ chuyển từ trường này qua trường khác. Ráng lết lết tới cuối năm. Cho tới khi gặp 1 cú sốc lớn buộc tôi phải chuyển nghề.
Lúc đó mới thấy những giải phương trình, đạo hàm, những vi phân tích phân mà tôi cày cắm cúi suốt cả chục năm cũng chả giúp được gì cho mình. Rời khỏi giảng đường, là tôi không dám ngó vào một bài toán nào nữa. Tôi sợ các con số, và rất lúng túng khi phải đối diện với các con số. Tôi tiếc hàng chục năm tuổi trẻ tươi đẹp nhất của mình đã vùi đầu trong một môn học mình không yêu thích, và rồi 26 tuổi mới học lại từ đầu một môn khác!
Bạn tôi cũng thế, năm đầu tiên thi ĐH Bách khoa HN khoa cơ khí. Học được 1 năm, anh bỏ ngang, thi lại vào khoa Tin học. Rồi năm sau anh lại bỏ để thi ĐH Xây Dựng. Học ĐHXD được hơn năm, anh lại thấy chán, thấy thích làm kinh tế hơn. Và anh thi vào kinh tế, và tới giờ vẫn chưa có bằng TN.
Biết bao nhiêu bạn đã phải học những môn không phù hợp tính cách? Biết bao Sinh viên thi đậu vào ĐH rồi một, hai năm sau lại thi sang trường khác? Thầy Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa nói tỷ lệ này ở trường thầy đang lên tới trên 50%. Biết bao sinh viên học miệt mài 4, 5 năm đại học rồi ra làm trái nghề? Biết bao nhiêu người học tới 2, 3 bằng đại học mà vẫn không làm đựơc nghề nào giỏi?
Thậm chí tiếc hơn nữa là các vị trung niên, khi đi được nửa đời người uể oải mới biết mình nhầm đường… Mấy chục năm sống làng nhàng, mờ nhạt và mệt mỏi trong một lĩnh vực không có hứng thú. Khi ko đúng nghề, ko đúng nghiệp, mỗi ngày đi làm sẽ như 1 ngày tù.
Thế nhưng, trong một báo cáo của Hội Tâm lý – Giáo Dục TP HCM điều tra trên 1.000 hộ gia đình, đã đưa ra một kết quả không mấy bất ngờ: có đến 90% cha mẹ phát hiện sai năng khiếu, thiên hướng bẩm sinh của trẻ.
Tuần trước, khi tới Quà Của Bố làm trắc nghiệm “Hướng nghề định nghiệp” Harrison Assessement của Mỹ, cầm bản báo cáo kết quả trên tay, tôi suýt khóc. Cả 10 nghề phù hợp nhất của tôi đều dính tới tâm lý: bác sỹ tâm lý giáo dục, chuyên viên tâm lý gia đình, chuyên viên giáo dục cảm xúc… (ko hề có cái gì dính tới chuyên Toán.
Tôi bỗng nhớ tới hồi vật vã học chuyên Toán, tôi không thích giải toán bằng việc giải mã những chuyện nhảm của bạn bè. Khi về HHT, được giao cho mảng phóng sự xã hội, loay hoay vài tháng tôi biến nó thành phóng sự tâm lý, một loại phóng sự có lẽ chả báo nào có, và tôi cày cuốc, tự tung tự tác trên mảnh đất kỳ cục đó.
Và tôi bỗng nhớ, tại sao cuốn sách về tuổi teen tôi đã thai nghén suốt cả 6 năm nay thì giờ vẫn chưa đẻ được, còn cuốn dành cho cha mẹ thì lẹ thế, viết sau mà lại xong trước!
Giờ mới hiểu tại sao! Chỉ vì nó chính là đam mê, là sở trường của tôi!
Có lẽ nào máy nó lại hiểu tôi hơn chính tôi? Tại sao cái chương trình đánh giá Harrison ở tận Mỹ lại hiểu tôi hơn cả bố mẹ tôi đẻ tôi ra và nuôi tôi lớn lên?
Giá mà tôi biết những điều này ngay từ năm tôi 18 tuổi, chứ không phải 40 tuổi như bây giờ, hic hic hic…
Albert Einstein nói: “Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây. Nó sẽ sống suốt đời bằng niềm tin nó là kẻ đần độn”.
Thật vô lý, khi con chúng ta thạo giải phương trình, đạo hàm, bất đẳng thức, mà không thạo giải đáp sở trường sở đoản của mình!
Thật vô lý khi con chúng ta cứ đi phân tích, làm nghị luận hết phát biểu này tới bài thơ nọ mà không hiểu mình đam mê gì, tự tin gì, ghét gì, sợ gì!
Thật vô lý khi con chúng ta học chi tiết về cách sinh sản của con ruồi giấm, của loài bò sát, động vật đơn bào, đa bào, có xương sống… mà không học về chính mình!
Chỉ có khi hiểu được chính mình, ta mới có thể thành công, có thể hạnh phúc, ta mới trân trọng bản thân mình, và ta biết tìm người phù hợp với mình! Hic hic…
Có ai cũng đang tự hỏi mình ko: TA LÀ AI?