Tại sao sở thích đọc sách phai nhạt dần?

Tại sao sở thích đọc sách của chúng ta bị phai nhạt dần khi lớn?

HỒI BÉ MÌNH CŨNG RẤT THÍCH ĐỌC SÁCH

Tôi đã thấy có nhiều người nói như vậy khi tôi đề cập tới việc đọc sách, đại đa số họ hiện giờ không giữ được tình yêu dành cho sách nữa, hoặc họ bận rộn quá mà quên đi sở thích của mình.Tại sao vậy?

Câu hỏi tại sao là một trong những câu hỏi quan mà bất cứ ai muốn thành công để phải sử dụng tới nó, “tại sao” cho ta động lực tìm ra nguyên nhân, từ biết nguyên nhân rồi thì mới khắc phục để hoàn thiện được.

Lý do lớn nhất mà chúng ta đánh mất đi sở thích của mình là chúng ta đã sống trong môi trường không khuyến khích theo đuổi ước, sở thích của riêng mình. Chúng ta chỉ được thúc giục thực hiện mong muốn của bố mẹ, ông bà, cô, gì, chú, bác, của giáo viên. Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng mong muốn theo đuổi cái mình muốn, nhưng vì chúng ta bị uốn nắn quá nhiều qua những trận đòn roi, qua những lời la mắng xuyên tận tâm can nên chúng ta đã từ bỏ. Chúng ta đã không được sống trong môi trường cổ vũ sự riêng tư, phát triển tính cách các nhân độc lập để tạo nên cái riêng của mình, thay vào đó là chúng ta phải giống bạn bè, phải giống đứa hàng xóm, phải giống bạn cùng lớp… Lý do của những việc này cũng là những người xung quanh chúng ta đều như vậy cả.

Vì lý do trên cộng với vấn đề lo nghĩ về cơm áo gạo tiền nên việc đầu tư vào tri thức càng bị dè dặt hơn. tôi đã từng bị bố mẹ la mắng vì tôi mua sách, cầm quyển sách trên tay lật ngược lại nhìn giá bía mẹ tôi giật mình vì cái 150.000đ. Mặt khác các thư viện ở nhà trường không phát triển, nên để tìm được những cuốn sách hay ở đây cũng thật là khó. Vậy là sự hứng thú của chúng ta lại thêm phai nhạt dần.

Hệ thống giáo dục nước ta theo đánh giá của các chuyên gia thì nó đang quá nặng nề, từ những búp măng non cho tới măng già và cả những những măng sắp thành tre đều phải ra sức để học, học chính cả buổi sáng rồi lại học thêm cả buổi chiều, về nhà cũng phải học đến tậm đêm khuya. Tôi đã từng thấy nhiều đứa trẻ ở thành phố sáng được bố mẹ chở đi học mà ngồi sau cứ lờ đờ như thiếu ngủ, hay đang tranh thủ ăn nắm xôi, hoặc tranh thủ đọc truyện tranh. Cháu tôi chuẩn bị vào lớp 1, tuần vừa rồi về nghe mẹ cháu nói cho đi học thêm, phí học là hơn 3 triệu cho hơn 1 tháng học cả ngày. Đối với những ai sống không ở vùng nông thôn thì còn đỡ hơn, vì ở nông thông bố mẹ phải đi làm thì con cũng ít ai được ở nhà. Như vậy thì chúng ta còn chút thời gian nào để dành cho những sở thích của bản thân mình.

Từ tiểu học cho tới hết cấp 3 chúng ta phải vắt sức ra để học, học để thi và đối phó với các kỳ thi. Lên đại học rồi thì trời ơi, như con cá ở hố nước tù được thả ra ao lớn, như con chim bấy lâu nay bị nhốt trong lồng nhỏ được chuyển sang lồng lớn hơn, như quả quả bóng được bơm căng đầy kiến thức bỗng được thả ra và luồng kiến thức đó cứ phì phì bay ra ngoài đẩy quả bóng lên không trung làm nó thích thú vô cùng. Chúng ta thỏa sức chơi bơi, bay nhảy, vẫy vùng mà không hề lo nghĩ gì hết, cứ vậy mà hưởng thụ vì quá khứ mệt nhọc đã qua rồi, còn tương lai ư, mặc kệ nó đi. Rồi chúng ta lại đi làm nô lệ cho những cái mới khác, chúng ta mải chơi game, chúng ta mải lướt face, chúng ta hăng say cẩm cái điện thoại trên ôm cái máy tính vào lòng quên ăn và quên cả ngủ.

Học xong đại học rồi, chúng ta lại nối gót cha mẹ ta, lo nghĩ về cơm áo và gạo tiền. Tới đây chúng ta lại ca bài ca bấy lâu nay chúng ta vẫn hát là không có thời gian.

“Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm, và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.” Người biết đầu tư vào đúng cái có ích thì lại được thêm cái có ích, người đầu tư vào cái vô ích thì được thêm cái vô ích, người không đầu tư gì thì cái có cũng sẽ bị mất đi.