Tại sao sinh viên phải nỗ lực học

Hand Drawn Learn Practice Improve Concept on Chalkboard. Blurred Background. Toned Image.

Hand Drawn Learn Practice Improve Concept on Chalkboard. Blurred Background. Toned Image.

Nhiều sinh viên tự hỏi: “Tại sao tôi phải đưa mọi nỗ lực vào việc học khi còn trẻ và tràn đầy nhựa sống?” Phần lớn ai cũng nói đại học là thời gian “kì diệu” nhất trong đời vì chỉ tại đó bạn gặp gỡ các bạn mới, phát triển mối quan hệ, và tận hưởng tự do của tuổi thanh niên mà không lo lắng, suy nghĩ vì sau đại học bạn “chẳng bao giờ có cơ hội này nữa”. Có những tiểu thuyết về thời gian kì diệu của tuổi thanh niên và những chuyện lãng mạn về việc sống đại học. Có những bài hát phổ biến về tận hưởng cuộc sống của tuổi thanh xuân, .vv.

Chỉ sau khi tốt nghiệp thì một số bạn mới nhận ra rằng thời gian đại học là quá ngắn và đời sống thực sự phức tạp hơn nhiều. Chỉ sau khi tốt nghiệp thì một số bạn mới nhận ra rằng có sự khác biệt rất lớn giữa người có việc làm và người thất nghiệp. Chỉ sau khi tốt nghiệp thì bạn mới nhận ra rằng bằng cấp của bạn chỉ “mẩu giấy” không đảm bảo gì hết và kiến thức và kĩ năng mới quan trọng. Chỉ sau khi tốt nghiệp thì bạn mới nhận ra rằng “lĩnh vực học tập dễ dàng” mà bạn đã chọn là vô ích trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh ngày nay. Chỉ sau khi tốt nghiệp thì bạn mới nhận ra rằng những lời “hứa hẹn xây dựng” có thể tan biến như mây khói khi tương lai của bạn không được bảo đảm và bạn bè nhìn nhau với cặp mắt xa lạ. Chỉ sau khi tốt nghiệp thì bạn mới nhận ra rằng một số bạn bè tự nhiên cư xử khác đi vì bạn không còn là bạn của họ. Và chỉ sau khi tốt nghiệp thì bạn mới nhận ra rằng bạn đã bỏ quá nhiều thời gian và nỗ lực vào những điều viển vông.

Khi còn đi học, cuộc sống là thoải mái, dễ chịu. Nhưng khi tốt nghiệp, không tìm được việc làm, vẫn sống cùng cha mẹ, không thể hỗ trợ cho bản thân thì bạn sẽ phải đối diện với những nỗi bất mãn, hoang mang chán nản. Chỉ vào lúc đó, bạn mới nhận thức rằng bạn đã có quan niệm sai về cuộc sống đại học, nhưng lúc đó đã quá muộn rồi.

Ai đã dạy cho bạn hành động thiếu thận trọng và bất cẩn khi còn là sinh viên? Ai đã dạy cho bạn tận hưởng vài năm ngắn ngủi rồi chịu khổ đau cho phần đời còn lại? Ai đã dạy cho bạn hãy sống cho tuổi trẻ rồi cuối cùng bị buộc vào những việc làm chẳng liên quan gì tới giáo dục của bạn? Ai bảo bạn rằng nên tận hưởng cuộc sống trong thời gian tốt nhất của đời bạn? Ai đã dạy cho bạn khi thấy sinh viên khác học tập, bạn cười gọi họ là “đồ mọt sách”, và nghĩ họ bỏ lỡ mọi thời gian kì diệu của tuổi thanh niên? Ai đã dạy cho bạn khi thầy giáo bảo bạn đọc nhiều để mở rộng tri thức, bạn tự nhủ “Mình đọc để qua kì thi thôi chứ không nhiều” Khi thầy giáo bảo bạn đặt mục đích nghề nghiệp, bạn tự nhủ tại sao vội vàng thế. Sau cùng thì bạn cùng qua kì thi, cũng tốt nghiệp, cũng có bằng cấp như mọi người. Nhưng bây giờ bạn mới nhận thức rằng “Bằng cấp” của bạn không cho bạn việc làm vì bạn không có tri thức và kĩ năng cần thiết. Bạn nhận rằng mục đích có bằng cấp là sai vì bằng cấp không đảm bảo cho việc làm nữa. Bây giờ bạn nhận ra rằng nỗ lực của bạn trong phát triển tài năng như ca hát, nhảy múa và tiệc tùng không đem lại ích lợi nào. Bây giờ bạn nhận ra rằng các cô gái hay chàng trai thường ngưỡng mộ tài năng của bạn không còn chú ý tới bạn nữa. Bạn nhận ra rằng tất cả bạn bè thường tận hưởng mọi thứ với bạn cũng đều lo lắng về tương lai của họ .

Ai bảo bạn KHÔNG chuẩn bị trước? Ai bảo bạn tận hưởng tuổi thanh niên? Đột nhiên bạn không thể tìm được người nào bởi vì chính bạn đem “cái khổ” này lên bản thân bạn. Cha mẹ bạn hỗ trợ cho bạn để có được giáo dục và hy vọng rằng bạn có thể tự lập và xây dựng tương lai. Họ không ngờ rằng họ vẫn phải chăm nom cho bạn sau khi bạn đã hoàn thành giáo dục đại học. Thầy giáo bỏ công sức để giáo dục và đào tạo cho bạn phát triển tri thức và kĩ năng. Họ không bao giờ muốn thấy học trò của họ nằm trong danh sách những người thất nghiệp. Các tư vấn nhà trường cho bạn mọi thông tin cần thiết để đặt mục đích nghề nghiệp và lựa chọn lĩnh vực học tập. Họ không ngờ rằng bạn chọn những lĩnh vực học tập dễ dàng chỉ để thu lấy bằng cấp và không tìm được việc. Sau rốt, chính bạn phải chịu trách nhiệm cho bản thân bạn và làm nhiều người thất vọng.

Cho nên tôi ước mong các bạn hãy chuẩn bị cho cuộc đời bạn khi bạn còn ở trong trường. Xin các bạn đặt mục đích nghề nghiệp và kế hoạch cho cuộc sống của bạn trước khi tốt nghiệp. Đừng đợi cho tới khi tìm việc rồi mới học gì đó. Đừng đợi cho tới khi còn vài ngày trước kì thi để nhồi nhét sách vở và cố ghi nhớ mọi thứ. Bạn phải xem xét mọi tri thức và kĩ năng mà bạn cần để phát triển nghề nghiệp mà bạn có thể tận hưởng trong tương lai. Bạn cần lập kế hoạch tích cực cho nghề nghiệp của bạn bằng việc đi theo xu hướng công nghiệp, và giám sát thị trường việc làm để nhận diện các kiến thức và kĩ năng có nhu cầu cao và lĩnh vực học tập sẽ cho bạn ưu thế cho đầu tư của bạn vào giáo dục.

Bạn chỉ có vài năm để học nhưng bạn sẽ có toàn cuộc đời để tận hưởng cho nên tôi tha thiết xin các bạn nhận lấy lời khuyên này: “Mọi thứ có thể đợi nhưng việc học thì không thể đợi được. Bạn vào trường để được giáo dục; bạn vào đại học để phát triển tri thức và kĩ năng cần thiết để cho bạn có thể là người có trách nhiệm cho chính bạn, cho gia đình bạn, cho xã hội của bạn và đất nước của bạn. Hiện nay tất cả chúng ta đều có bổn phận với xã hội, với đất nước, với tương lai và chúng ta phải nghiêm chỉnh nhận lấy trách nhiệm này. Xin đừng phí phạm thời giờ vô ích vào những điều viển vông để sau phải hối tiếc.”
(Nguồn: facebook John Vu)