Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được xuất bản lần đầu tiên năm 1987 với tên Thân phận tình yêu. Giờ thân phận đã không còn nhưng tình yêu vẫn đọng lại đó. Cuốn sách đã được dịch ra tiếng Anh và được đọc rộng rãi ở phương Tây.
Trong tiểu thuyết có thân phận của tình yêu, sự nổi chìm và trôi dạt của tình yêu. Qua bao gian lan, khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp tục là thứ dinh dưỡng cho sự sống trong chiến tranh và ngoài chiến tranh, trước chiến tranh và sau chiến tranh.
Trong tiểu thuyết có thể thấy nhiều đoạn tả về sự tàn nhẫn của chiến tranh như:
“Bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm. Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sắp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo băm. Khi lũ tan, mọi vật trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh như thịt thối. Kiên lết dọc suối, mồm và vết thương không ngừng nhểu máu, thứ máu của xác chết, lạnh và nhớt. Rắn rết bò qua người anh. Thần chết sờ soạng.”
Và cũng có những đoạn đây thơ mộng như đoạn nhớ về người yêu:
“Và dưới vòm trời xán lạn ấy, Kiên lại được thấy Hà Nội của anh, Hồ Tây, chiều hạ, hàng phượng vĩ ven hồ, tiếng ve sầu ran lên khi hoàng hôn xuống, và anh cũng nghe thấy, cảm thấy gió hồ lộng thổi, cảm thấy sóng vỗ mạn thuyền. Anh mơ thấy Phương đang cùng ở trên thuyền thoi với anh, tóc vờn trước gió, trẻ trung xinh đẹp, không một nét sầu thương.”
Hãy Nỗi Buồn Chiến Tranh để cảm nhận cái đẹp của tình yêu và nỗi đau của chiến tranh.