Làm thế nào để rèn luyện cho con thói quen thích đọc sách?

Làm thế nào để rèn luyện cho con thói quen thích đọc sách

Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.
– Henry David Thoreau –

Việc đọc rất quan trọng. Nếu bạn biết cách đọc, cả thế giới sẽ mở ra cho bạn.
– Barack Obama –

Sách giúp bồi dưỡng tâm hồn và định hình nhân cách. Sách giúp phát triển năng lực ngôn ngữ. Sách mang lại tri thức của nhân loại, mở ra thế giới rộng lớn cho ta khám phá. Sách giúp tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo… Các bậc cha mẹ biết vậy nhưng không ít người than vãn con tôi không thích đọc, đa số bạn trẻ ngày nay thờ ơ với văn hóa đọc sách.

Văn hóa đọc ở Việt Nam

– Xu hướng lười đọc sách, ngại đọc sách và sự “phai nhạt” thói quen đọc sách của công chúng hiện nay.

– Hứng thú đọc và sự hình thành các “kiểu đọc”, “phương thức đọc” hiện đại.
Không thể phủ nhận tác dụng của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, một mạng lưới thông tin, tri thức khổng lồ. Nhưng thiểu số là dùng internet để tìm hiểu thêm về sách, vềkho tri thức khổng lồ của nhân loại.

Làm thế nào để rèn luyện cho con thói quen thích đọc sách

Làm thế nào để rèn luyện cho con thói quen thích đọc sách?

– Đầu tiên là phải có sách, trong các khoản chi tiêu, hàng năm, hãy dành ra một quỹ riêngđể mua sách. Bố mẹ ơi, thay vì mua cho con một bộ váy đẹp, một món đồ chơi đắt tiền, hãy trích ra một phần để mua sách cho con nhé. Phần thưởng cho con xứng đáng , sách cũng là một phần thưởng vậy.

– Bố mẹ cũng là tấm gương cho con học theo nhé, trẻ em ảnh hưởng rất nhiều thói quen bắt nguồn từ bố mẹ đấy ạ. Chúng thấy bố mẹ đọc sách, chúng cũng tò mò học hỏi,

– Học và đọc cùng con sẽ giúp con “mưa dầm thấm lâu”, như ngày trước chúng ta hay được nghe những câu chuyện của bà, của mẹ trước khi đi ngủ, hay được nhìn bố đọc sách , kể chuyện về những nhân vật trong chuyện, con sẽ thích khám phá hơn thế giới trong những cuốn sách kia.

– Đọc sách cho con càng sớm càng tốt, có thể trẻ sẽ nghịch sách, vứt sách, thậm chí còn xé sách nữa nhưng quan trọng là sẽ hình thành thói quen với sách cho con, “uốn con từ thuở còn thơ”mà bố mẹ nhỉ.

– Biết được sở thích của con, thiên hướng của con để lựa chọn sách cho con về lĩnh vực đó. Có bé sẽ thích đọc nhiều lĩnh vực, có bé sẽ chỉ thích đọc một vài lĩnh vực .

– Tạo không gian đọc sách, để sách ở nới con dễ dàng lấy, nên sắp xếp một không gian đọc sách cho con, hay đơn giản là một giá sách nhỏ nhỏ, tiện lợi xinh xinh, nơi không gian thoáng đãng, tốt nhất là đón được ánh sáng mặt trời. Không gian đó sẽ làm con thích thú , nếu cùng con trong không gian đó cùng học, cùng trò chuyện, sẽ tạo cho con một ký ức đẹp và ngọt ngào về những cuốn sách, góc học tập. Nguười Do Thái còn có một điều khá đặc biệt trong cách giáo dục con là ngay từ lúc đứa trẻ còn được ẵm ngửa, bà mẹ đã tạo cho con thói quen thích sách bằng cách dùng mẹo nhỏ vài giọt mật ong lên cuốn sách và cho bé liếm. Bằng cách này, họ đã dạy con rằng sách là thứ gì đó rất đỗi ngọt ngào và thơm tho. Chúng ta đều biết rằng “ấn tượng ban đầu rất quan trọng và có thể theo chúng ta suốt cuộc đời.”

– Tạo thói quen cho cả gia đình thấy việc đọc sách, mua sách, mượn sách là một điều lí thú, cũng như phần thưởng cho mỗi thành viên.Khuyến khích con tìm hiểu kiến thức từ sách, đọc xong cuốn sách cảm nhận và những bài học con rút ra từ đó bố mẹ nhé.

– Hào hứng trao đổi với con những chủ đề có ích với trẻ, khuyến khích con một số tựa đề, chủ đề nên đọc.Tương tác với con, đặt ra những câu hỏi cùng con tìm câu trả lời, hoặc khuyến khích con đặt câu hỏi

Rèn luyện nhân cách, học tập là một quá trình lâu dài. Đọc sách cũng vậy. Nếu chúng ta nhận thức được đầy đủ vai trò của sách cũng như biết cách tự tạo cho mình một kỹ năng, sở thích đọc hiệu quả và biết cách truyền đạt lại sở thích, thói quen đó cho thế hệ sau thì chắc chắn xã hội sẽ ngày càng phát triển, tương lai con em chúng ta sẽ càng tốt hơn