Bạn văn – Nguyễn Quang Lập: chân dung của nhiều nhà văn Việt

review Bạn văn - Nguyễn Quang Lập

Bạn văn” quyển 1 của nhà văn Nguyễn Quang Lập đã nói lên chân dung, những đức tính hay dở tác giả và lồng ghép thêm những hiện thực cuộc sống của các bạn văn. Với phong cách tinh nghịch và hóm hỉnh của Bọ Lập cuốn sách sẽ đem đến cho người đọc những tiếng cười vui rộn nhưng cũng có phần buồn bã vì hiện thực.

Nhà phên bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận định về cuốn sách như sau: “Gộp các chân dung bạn văn Bọ viết sẽ có một chân dung của Bọ tinh nghịch, đáo để, sâu cay và nhân hậu. Bọ có hết các đức tính hay dở xấu tốt của những bạn văn, và Bọ nói về họ cũng chính là nói về mình. “Cùng một kiếp bên trời lận đận”, Bọ cùng các đồng nghiệp văn chương nghệ thuật có thể sống nhếch nhác, bụi bậm, có thể sống ngây thơ, cả tin, khờ khạo, có thể sống để bị dối lừa, nhưng họ đã sống thật lòng, thật mình, và trang trải, và trút hết, tất cả cái sống ấy lên trang giấy, vào con chữ hình nét âm thanh.

Nhà thơ Ngô Minh cũng đã chia sẻ về cuốn sách như sau: “Văn nghệ sỹ là những người lắm tài, nhiều tật, Nguyễn Quang Lập không hề né tránh cái ‘tật’ đó mà viết về nó vừa ngộ nghĩnh, vừa sắc bén, cười ra nước mắt. Mỗi chân dung chỉ ba bốn trang sách khổ 13×20 cm, mà người nào ra người ấy, không lần và rất dễ đọc, vì ngắn. Trong Bạn văn có rất nhiều cái tên cứ nhắc đến muốn mở sách đọc ngày như Trần Dần, Xuân Diệu, Nguyễn Minh Châu, Hữu Thỉnh, Xuân Sách, Phân Tứ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyện Trọng Tạo, Phùng Quán, Thạch Quỳ, Hoàng Ngọc Hiến, Trần Vàng Sao, Đỗ Trung Quân, Hồng Ánh, Trọng Đài… Mỗi người một nét nhấn, rất ngắn, rất hài hước, mà đọc là nhớ như khảm vào tâm trí.”

Đọc Bạn văn ngoài việc giải trí thì chúng ta cũng có tìm kiếm trong đó những kiến thức bổ như đoạn dưới đây:

“Con người là một thực thể vật chất nên không thể thoát ly những điều kiện vật chất đã cho phép nó tồn tại. Nhưng nó còn là một thực thể sinh học, một thực thể tinh thần, tâm linh, văn hoá bao gồm lịch sử cá nhân và dòng họ ở trong nó. Nó cũng không thể biết hết nó, không thể biết hết những phản ứng bất thần trong chính nó khi vấp phải những đối nghịch trong cuộc sống. Nên cái thế giới tinh thần, tâm lý của con người là rất đa dạng, phức tạp, có muôn vàn lối đi ngoắt ngoéo. Từ thời con người có ngôn ngữ để giao tiếp, có chữ viết để lưu lại, có văn chương để bày tỏ những bí mật của riêng rình, nó vẫn không ngớt than thở là chả biết được bao nhiêu về mình và đồng loại. Con người vẫn nguyên vẹn là một bí mật mênh mông, sâu thẳm như từ thủa nguyên sơ vậy.” “Đi tìm cái tôi đã mất – Nguyễn Khải

“Chỉ có những giây phút chìm đắm trong sự đọc họ mới có cơ hội ngẫm nghĩ về thân phận của mình, của đồng loại, tìm lại cái bản gốc cá nhận đang lưu lạc ở một góc khuất nào đó của riêng mình. Rời khỏi trang sách là rơi ngay vào vòng quay của trăm ngàn công việc chả có nghĩa lý gì ngoài sự mưu sinh để tồn tại. Những ngày nghỉ, những giờ tạm gọi là rảnh rỗi họ cũng không được ngồi một mình, ngẫm nghĩ một mình, có bao nhiêu buổi lễ kỷ niệm lớn nhỏ, những phong trao cam kết thi đua và vô vàn cuộc họp của ngành của giới đã choán hết phần thời gian còn sót lại… Cuộc sống tập thể đã nhấn chìm cuộc sống cá nhân, cuộc sống trong chiến tranh đã xoá nhoà mọi thói quen của cuộc sống thời bình.” “Đi tìm cái tôi đã mất – Nguyễn Khải

Bạn văn là cuốn sách tuyệt vời cho ai muốn đọc để giải trí, hay tìm hiểu về lịch sử và đời sống của một vài nhà văn Việt Nam.